Bảng cân đối tài khoản là gì?
Bảng cân đối tài khoản hay còn được gọi là bảng cân đối phát sinh.
Bảng cân đối tài khoản được lập với mục đích: kiểm tra và đối chiếu lại những dữ liệu được ghi trong sổ sách và chứng từ. Nhờ vậy mà kiểm soát được tính chính xác của các số liệu trước khi lập vào bảng cân đối kế toán cũng như tiến hành các nghiệp vụ kinh tế khác.
Bảng cân đối tài khoản chính là phụ biểu của báo cáo tài chính được gửi đến cho các cơ quan thuế. Bảng này sẽ phản ánh tổng quát:
- Tình hình tăng giảm số phát sinh trong năm, nguồn vốn, nợ phải trợ, doanh thu, các thu nhập khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, lập bảng cân đối tài khoản cũng giúp các nhà quản trị có được cái nhìn chính xác về thực trạng của doanh nghiệp thể hiện qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập bảng mà không có thêm số phát sinh.
Xem thêm: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
Nội dung của bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán phản ánh hình hình tài chính một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đồng thời, thể hiện sự cân đối giữa tài sản, nợ và vốn sở hữu của doanh nghiệp tại một thời gian cụ thể.
- Bảng cân đối kế toán không chỉ thể hiện kết quả của quá trình tổng hợp cân đối kế toán, mà nó còn đánh giá tình hình tài sản của một tổ chức, đơn vị tại một thời điểm theo hai khía cạnh: Cấu trúc vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Ví dụ: Khi kết thúc năm và kế toán lập Bảng cân đối kế toán, với bản này sẽ phản ánh giá trị của các tài sản mà tổ chức đang nắm giữ tại thời điểm đó, giúp xác định rõ các tài sản và giá trị có tương ứng với nhau hay không.
- Bảng cân đối kế toán được phản ánh theo công thức: Tài sản = Nguồn vốn. Nghĩa là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp bằng tổng giá trị của nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư.
Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Tài sản (Toàn bộ tài sản có sẵn của Doanh nghiệp kể từ khi lập bảng báo cáo) và nguồn vốn (Nguồn hình thành nên tài sản hiện có). Với hình thức trình bày theo kết cấu ngang hoặc dọc.
- Đối với kết cấu ngang: Được kết cấu theo tài khoản.
- Đối với kết cấu dọc: Được kết cấu theo báo cáo.
Mục đích của bảng cân đối tài khoản là gì?
- Tổng quan về tình hình tài chính hiện có của Doanh nghiệp.
- Kiểm tra độ cân bằng giữa nguồn tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp.
- Đối chiếu số liệu ghi trên sổ sách có chính xác không trước khi đưa vào bảng cân đối kế toán.
Thời điểm nên lập bảng cân đối tài khoản
Lập bảng cân đối tài khoản thường được làm định kỳ để đảm bảo rằng không có sai sót nào trong quá trình ghi sổ kế toán. Tùy thuộc vào quy định và quy trình kế toán của từng Doanh nghiệp mà thời điểm diễn ra sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm quan trọng để lập bảng thường là cuối kỳ tài chính, khi cần kiểm tra một tài khoản cụ thể và cần xác minh tài khoản khi chưa rõ ràng.
Xem thêm: Khóa Học Kế Toán tại Long Thành Đồng Nai
Phân biệt bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán
Sự khác nhau cơ bản giữa bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán là:
- Bảng cân đối tài khoản giúp đánh giá những hoạt động của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực được thể hiện thông qua các số liệu như: số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và số phát sinh tài khoản của doanh nghiệp sử dụng để hạch toán.
- Bảng cân đối kế toán giúp các nhà quản trị có được mức đánh giá chính xác về tình hình hiện tại của doanh nghiệp thông qua số dư đầu kỳ và cuối kỳ tại thời điểm lập bảng mà không phát sinh thêm bất cứ số nào.
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản
Vậy làm thế nào để lập bảng cân đối tài khoản một cách chính xác? Các kế toán chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa của 8 mục cơ bản trong bảng cân đối tài khoản và điền đầy đủ, chi tiết và đúng thông tin. Cụ thể:
➤ Số hiệu tài khoản:
- Ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 hoặc ghi cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 mà doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
➤ Tên tài khoản:
- Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự phân loại mà doanh nghiệp đang sử dụng. Mỗi loại tài khoản sẽ được ghi trên 1 dòng và ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn.
➤ Số dư đầu năm:
- Phản ánh số dư “Nợ” đầu năm và Số dư “Có” theo từng tài khoản. Dữ liệu để ghi sẽ căn cứ vào sổ cái hoặc là nhật ký
➤ Số phát sinh trong năm:
- Dựa vào tổng số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo mà số liệu ghi sẽ căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc ghi trong Nhật ký sổ cái trong năm báo cáo
➤ Số dư đầu năm:
- Phản ánh tổng số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm trong từng điều khoản của năm báo cáo.
- Số liệu ghi được tính bằng công thức: Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Cho Người Mới Bắt Đầu
Lưu ý:
Bảng cân đối phát sinh là phương pháp sử dụng để kiểm tra tổng quát tất cả các số liệu đã ghi trên tài khoản tổng hợp.
Bảng cân đối số phát sinh được lập trên hai cơ sở:
- Tổng số dư Nợ của tất cả những tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của bên Có
- Tổng số phát sinh Nợ của tất cả những tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của bên Có.
Sau khi lập bảng cân đối tài khoản, kế toán viên nên thực hiện các đầu việc sau để đảm bảo bảng cân đối được thực hiện chính xác:
- Kiểm tra và đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái.
- Đối chiếu công nợ khách hàng.
- Kiểm tra hàng tồn kho.
- Kiểm tra bảng lương.
- Kiểm tra các chi phí khác.
Xem thêm các khóa học Kế Toán Thực Hành tại đây