Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn

Xử Phạt Các Hành Vi Vi Phạm Quy định Về đặt In Hóa đơn

1. Hóa đơn đặt in là gì?

Hóa đơn đặt in được hiểu là loại hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu nhằm sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc là loại hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân.
Thông thường, các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in sẽ bao gồm:
– Các đơn vị kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn. Trường hợp các đơn vị kinh doanh không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để dùng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Các đơn vị kinh doanh không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hóa đơn đặt in nhằm sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Theo quy định pháp luật, hóa đơn đặt in phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Hóa đơn phải được in ra ở dạng mẫu in sẵn, đáp ứng đầy đủ tiêu thức quy định theo pháp luật hiện hành. Các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
– Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào các tiêu thức tương ứng trên tờ hóa đơn.
– Đối với những trường hợp đơn vị kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn ở phía trên, bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc phải đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào các tiêu thức tương ứng để sử dụng.
– Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in thì tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Cũng theo quy định pháp luật, các hóa đơn đặt in nếu không đáp ứng đầy đủ tiêu thức về hóa đơn theo quy định pháp luật hoặc sử dụng không đúng mục đích quy định sẽ phải chịu xử phạt.

Xem thêm: Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Kế Toán tại Long Thành

Hóa đơn đặt In Là Gì
Hóa đơn đặt in là gì

2. Quy định xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn đặt in

 

Quy định Xử Phạt Hành Vi Vi Phạm Về Hóa đơn đặt In
Quy định xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn đặt in

Căn cứ Điều 23 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP mới ban hành gần đây nhất, các đơn vị kinh doanh khi mắc phải vi phạm hành chính về hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể mức xử phạt vi phạm phát hành hóa đơn như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
– Thứ nhất, hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10-20 ngày, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
– Thứ hai, hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10-20 ngày, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới;
– Thứ ba, hành vi sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tửBáo giá hóa đơn điện tử.

Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Dành Cho Lãnh Đạo, Giám Đốc, Và Chủ Doanh Nghiệp tại Tân Uyên

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng với những hành vi vi phạm như sau:
– Thứ nhất, hành vi lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng các tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn và giao cho khách hàng;
– Thứ hai, hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
– Thứ ba, hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến cả thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
– Thứ tư, hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng gửi đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.
Riêng đối với các trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá đã thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 16, 17 hoặc Điều 28 của Nghị định này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh việc phải nộp phạt hành chính theo các mức quy định ở bên trên thì các trường hợp vi phạm tại Điểm a, b của Khoản 2 và Khoản 3 trong Điều 23, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP sẽ bắt buộc phải tiến hành thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn các quy định về xử lý vi phạm khi phát hành hóa đơn mới nhất hiện nay, theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP mới được Chính Phủ ban hành ngày 19/10/2020.
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử Kế toán sáng tạo Việt hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Xem thêm các khóa học Kế Toán Thực Hành tại đây

Các Khóa Học và Thi Chứng Chỉ Kế Toán tại TP.HCM

Các địa chỉ và thông tin liên hệ :

Long Thành: 72 Đinh Bộ Lĩnh, Lộc An, Long Thành, Đồng Nai.
Bình Dương: Số 1/513 Khu dân cư Tài Lực, KP Hòa Lân 2, Thuận An, Bình Dương
TP HCM: 515 B2/12, Đường Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM
Hotline: 0823 552 558
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay